Hệ thống tiền lương được xây dựng như thế nào? Có những nguyên tắc nào?

Rate this post

Các bạn sinh viên viết báo cáo thực tập Kế toán đừng nên bỏ lỡ qua bài viết này của mình, mình đã dành thời gian để chia sẻ đến các bạn sinh viên bài viết về Nguyên tắc và trình tự xây dựng hệ thống tiền lương của doanh nghiệp. Ngành Kế toán có nhiều chủ đề đề chọn làm Đề tài viết báo cáo thực tập kế toán như: Kế toán tiền lương, Kế toán nguyên vật liệu, Kế toán vốn bằng tiền, Kế toán xác định kết quả kinh doanh,... 

Và tại Baoaothuctap.net có chia sẻ rất nhiều Đề cương chi tiết viết báo cáo thực tập Kế toán. Các bạn hãy ghẽ để tham khảo đầy đủ hơn nhé!

Nguyên tắc và trình tự xây dựng hệ thống tiền lương của doanh nghiệp

1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống tiền lương

Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp sẽ được xây dựng tùy thuộc vào quan điểm thù lao của doanh nghiệp. Hệ thống tiền lương theo công việc mang tính truyền thống và được áp dụng nhiều. Mặc dù cũng có nhiều nhược điểm nhưng hệ thống tiền công theo công việc tỏ ra hợp lý, khách quan hơn, mang tính hệ thống hơn và cũng dễ xây dựng, dễ quản lý hơn.

Theo quan điểm này, việc xây dựng một hệ thống tiền công và tiền lương hợp lý đòi hỏi phải có ba quyết định cơ bản. Mỗi quyết định trả lời câu hỏi quan trọng về chương trình thù lao của tổ chức.

  • Quyết định về tiền lương
  • Quyết định về mức trả lương : quyết định này trả lời câu hỏi : Các thành viên của tổ chức nhận được bao nhiêu tiền trong mối tương quan với số tiền mà các cá nhân ở các tổ chức khác nhận được khi họ thực hiện những công việc tương tự ? Mục tiêu của quyết định trả công là để giữ lợi thế cạnh tranh của công ty trong thị trường lao động.
  • Quyết định về cấu trúc tiền lương : quyết định này trả lời câu hỏi : Bao nhiêu tiền được trả cho một công việc trong tương quan với số tiền trả cho các công việc khác trong cùng một công ty ? Mục tiêu chính là cung cấp số lượng tiền lương như nhau cho các công việc đánh giá ngang nhau và một sự xác lập có thể chấp nhận được về các chênh lệch tiền lương cho các công việc không ngang nhau.
  • Quyết định về tiền lương của cá nhân : quyết định này trả lời câu hỏi : Mỗi một người lao động nhận được bao nhiêu tiền trong tương quan với số tiền mà những người khác nhận được khi họ cùng thực hiện một công việc? Đối với người lao động, quyết định trả lương quan trọng nhất là họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền.
  • Đánh giá công việc

Đánh giá công việc là việc xác định một cách có hệ thống giá trị tương đối hay giá trị của mỗi công việc trong tổ chức, từ đó làm thước đo để xác định mức lương. Mục đích cơ bản của đánh giá công việc là để loại trừ những sự công bằng trong trả lương tồn tại do những cấu trúc tiền lương không hợp lý.

Đối với doanh nghiệp, hệ thống đánh giá công việc được xây dựng và sử dụng không theo một phương pháp nào, chỉ đơn thuần dựa vào vị trí công việc, đóng góp của cá nhân vào thực hiện hóa mục tiêu của doanh nghiệp hoặc còn dựa trên sự cảm tính khách quan của ban lãnh đạo. Điều này gây ra sự không công bằng và xứng đáng đối với sự đóng góp hoàn thành công việc của CBCNV.

2 Trình tự xây dựng hệ thống trả lương của doanh nghiệp

Trình tự xây dựng hệ thống lương của doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau đây :

  • Bước 1: Xem xét mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định

Nhằm có ý nghĩa nhắc nhở để các doanh nghiệp kiểm tra lại mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo tính hợp pháp của hệ thống tiền lương.

Bảng 1.1 Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định tại điều 3 của Nghị Định 141/2017/NĐ-CP

Vùng Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 Tỷ lệ tăng so với năm 2017 Mức lương tăng so với năm 2017
Vùng I 3,980,000 đồng/tháng 3,750,000 đồng/tháng 6,1% Tăng 230,000 đồng
Vùng II 3,530,000 đồng/tháng 3,320,000 đồng/tháng 6,3% Tăng 210,000 đồng
Vùng III 3,090,000 đồng/tháng 2,900,000 đồng/tháng 6,6% Tăng 190,000 đồng
Vùng IV 2,760,000 đồng/tháng 2,580,000 đồng/tháng 7,0% Tăng 180,000 đồng
Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP

Ban hành ngày 07/12/2017

Theo NĐ 153/2016/NĐ-CP
Áp dụng kể từ ngày 01/01/2018 Áp dụng kể từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017

 Xem thêm: 

( Địa bàn Vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP)

  • Bước 2: Khảo sát mức lương thịnh hành trên thị trường

Để đưa ra các quyết định về mức trả lương cho doanh nghiệp thì cần phải nghiên cứu thị trường để biết được các mức lương trung bình cho từng công việc. Thông tin về tiền lương của người lao động khác trong các ngành tương tự hoặc trong cùng một địa phương có thể được thu thập một cách không chính thức qua kinh nghiệm và hiểu biết của người quản lý, cũng có thể thu thập thông tin từ các văn phòng giới thiệu việc làm, người sử dụng lao động khác, các tổ chức lao động, hiệp hội hành nghề, nhưng tốt hơn cả là qua các cuộc điều tra chính thức thường được tổ chức bởi các hãng tư vấn.

  • Bước 3: Đánh giá công việc

Hệ thống đánh giá công việc của công ty hiện nay chưa dựa vào vị trí công việc, đóng góp của cá nhân vào thực hiện hóa mục tiêu của doanh nghiệp hoặc còn dựa trên sự cảm tính khách quan của ban lãnh đạo để đánh giá giá trị của các công việc, sắp xếp các công việc theo một hệ thống thứ bậc về giá trị từ thấp đến cao hoặc ngược lại.

  • Bước 4: Xác định các ngạch tiền lương

Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng ngạch tiền lương để đơn giản hóa việc tiền lương.

Ngạch lương là một nhóm các công việc dọc theo hệ thống thứ bậc về giá trị các công việc và được trả cùng mức các tiền lương. Trong một công ty, có thể có 6,8 hay 10,12 hoặc tùy thuộc vào ngạch tiền lương mà doanh nghiệp xây dựng.

Mỗi doanh nghiệp đều có một cơ cấu riêng, cơ cấu đó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cũng như quy mô doanh nghiệp. Mục tiêu của phân ngạch công việc là tổ chức các nhóm công việc trong doanh nghiệp thành các ngạch có thể quản lý. Nhìn chung, một doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều ngạch hơn doanh nghiệp nhỏ.

  • Bước 5: Xác định mức lương cho từng ngạch

Trong bước này phải xác định các mức lương cho từng ngạch, trong đó bao gồm mức thấp nhất và cao nhất bằng cách xác định các yếu tố sau : Xác định mức lương khởi điểm cho mỗi công việc như thế nào ? Mức lương khởi điểm cho mỗi vị trí công việc trong doanh nghiệp là bao nhêu ? Trong hệ thống thang lương có mức lương trần (tối đa) cho mỗi vị trí công việc không ?

Để khuyến khích cá nhân người lao động thay vì sử dụng một mức tiền công duy nhất cho các công việc trong ngạch, nhiều doanh nghiệp thiết kế một khoảng tiền công để trả công cho những người lao động khác nhau cùng thực hiện các công việc trong ngạch.

Ngạch tiền công có thể được phân chia thành các bậc cố định tạo thành thang lương hoặc có thể không được phân chia (không có thang lương).

  • Bước 6: Phân chia ngạch thành các bậc lương

Tương tự như cách thế kế các thang lương trong hệ thống thang bảng lương của nhà nước, ngạch tiền công có thể đươc chia thành bậc theo ba cách sau :

+ Tăng đều đặn (tỷ lệ tăng ở các bậc bằng nhau);

+ Tăng lũy tiến ( tỷ lệ tăng ở bậc sau cao hơn tỷ lệ tăng ở bậc dưới);

+ Tăng lũy thoái ( tỷ lệ tăng ở bậc sau thấp hơn tỷ lệ tăng ở bậc trước).

Để thiết kế một thang bảng lương cần định nghĩa một số khái niệm sau :

+ Bội số của thang lương : Là sự gấp bội giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất của ngạch lương.

+ Hệ số lương : Là hệ số cho thấy mức lương ở bậc nào đó trong ngạch bằng bao nhiêu lần so với mức lương thấp nhất của ngạch.

+ Mức lương : Số tiền trả cho người lao động ở từng bậc trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc lương trong thang lương.

+ Hệ số tăng tuyệt đối : Là hiệu số của các hệ số lương giữa hai bậc liên tiếp nhau.

+ Hệ số tăng tương đối : Là thương số của hệ số tăng tuyệt đối với hệ số lương của bậc đứng trước.

Trong quá trình viết bài, nhiều bạn do công việc bận rộng, kinh nghiệm viết bài rất ít nên ảnh hưởng đến nội dung chất lượng và tiến độ hoàn thành bài báo cáo. Đừng lo lắng, hiện tại mình có nhận Viết thuê báo cáo thực tập kế toán hỗ trợ các bạn sinh viên. Liên hệ ngay đến SĐT / ZALO: 0973287149 để đươc tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo