Khái niệm Kế toán giá vốn hàng bán : Giá vốn hàng bán ở doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất ….
Khái niệm Kế toán giá vốn hàng bán -Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
1.2.4.1. Khái niệm
Giá vốn hàng bán ở doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp thương mại thì trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán bao gồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đã bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định giá vốn của hàng bán:
* Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp này, cuối kỳ doanh nghiệp mới tính được giá trị gốc hàng hóa xuất kho trong kỳ
Căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế cuối kỳ

* Trường hợp doanh nghiêp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: có 4 phương pháp tính.
– Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính giá trị xuất kho.
– Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.
Như vậy giá vốn thực tế của hàng hóa, thành phẩm tồn kho cuối kỳ được tính theo giá thành thực tế của hàng hóa, thành phẩm thuộc các lần nhập sau cùng.
– Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, thành phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, thành phẩm nhập theo giá nào thì xuất theo giá đó, sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá trị xuất kho. Như vậy giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho được tính theo giá thành thực tế của thành phẩm thuộc các lần nhập đầu tiên.
– Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
- a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
- b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Theo phương pháp này trị giá vốn của thành phẩm xuất kho để bán được căn cứ vào số lượng thành phẩm xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền (giá thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân).

+ Đối với doanh nghiệp thương mại:
– Trị giá vốn của hàng bán bao gồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đã bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán.
– Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đã bán được xác định theo một trong 4 phương pháp tính giá tương tự như trên.
– Chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán: Do chi phí mua hàng liên quan đến nhiều chủng loại hàng hoá, liên quan cả đến khối lượng hàng hoá trong kỳ và hàng hóa đầu kỳ, cho nên cần phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ theo tiêu thức phù hợp ( theo doanh thu , trị giá mua, theo số lượng, trọng lượng…). Công thức phân bổ như sau:
Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ = [(Chi phí mua hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Chi phí mua hàng của hàng hóa phát sinh trong kỳ)/ Tổng tiêu thức phân bổ của hàng hóa tồn cuối kỳ và hàng hóa tiêu thụ trong kỳ] x Tiêu chuẩn phân bổ của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.
Trong đó:
Hàng hóa tồn cuối kỳ bao gồm: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi đường và hàng hóa gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi.
1.2.4.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ sử dụng
Hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng
Các chứng từ khác có liên quan
Tài khoản sử dụng
o Tài khoản 155 “Thành phẩm”
Tài khoản 155 “Thành phẩm” dùng để theo dõi trị giá vốn của thành phẩm tồn kho.
Kết cấu tài khoản 155:
Bên Nợ:
Trị giá thành phẩm nhập kho
Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê
Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;
Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;
Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
o Tài khoản 156 “ Hàng hóa”
Tài khoản dùng để phản ánh giá thực tế hàng hóa tại kho, tại quầy hàng.
Kết cấu tài khoản 156:
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá thực tế của hàng hóa tại kho, tại quầy hàng.
Bên Có: Các nghiệp vụ giảm giá trị thực tế của hàng hóa tại kho, quầy.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho, tồn quầy.
Tài khoản 156 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1561 “Giá mua hàng hóa”
Tài khoản 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”
Tài khoản 1567 “Hàng hoá bất động sản”
o Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”
Đây là tài khoản dùng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị dịch vụ đã hoàn thành giao cho khách nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Kết cấu tài khoản 157:
Bên Nợ:
Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán kỳ
Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán trong kỳ
Bên Có:
Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán đã xác định tiêu thụ, kết chuyển vào Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”
Dư Nợ: Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán cuối kỳ
o Tài Khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này được dùng để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã xác định tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
Giá vốn hàng bán
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Có:
Hoàn nhập khoản dự phòng
Kết chuyển vào Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

Chúc các bạn làm bài thật tốt!
Ngoài ra, bên mình còn hỗ trợ bạn nào không có thời gian để viết bài báo cáo thực tập của mình, các bạn có thể liên hệ mình qua sdt/ zalo: 0909 23 26 20 để mình tư vấn chọn đề tài và báo giá cụ thể hơn nha.
[…] Khái niệm Kế toán giá vốn hàng bán-Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán […]