Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước cho báo cáo thực tập

Rate this post

Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nướcTrong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc:

Ngoài ra, bên mình còn hỗ trợ bạn nào không có thời gian để viết bài báo cáo thực tập của mình, các bạn có thể liên hệ mình để mình tư vấn chọn đề tài và báo giá cụ thể hơn nha.

sdt/zalo: 0973 287 149

Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước cho báo cáo thực tập

Trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc:

– Các loại thuế  trực thu và gián thu

– Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn Ngân sách

– Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.

  • Chứng từ và tài khoản sử dụng trong thanh toán với Ngân sách Nhà nước
  • Chứng từ sử dụng trong kế toán thanh toán thuế GTGT theo đúng quy định của Pháp luật, bao gồm:

– Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.

– Tờ khai thuế GTGT từng tháng theo mẫu quy định.

  • Chứng từ sử dụng trong thanh toán thuế TNDN với Nhà nước bao gồm: Bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN.
  • Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng tài khoản 333 – “Thuế và các kế toán khoản phải nộp Nhà nước” để phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:

tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước

Bên Nợ phản ánh:

  • Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
  • Số thuế phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước ;
  • Số thuế được giảm trừ vào số thuế đã nộp;
  • Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

Bên Có phản ánh:

  • Số thuế GTGT đầu ra và số thuế hàng nhập khẩu phải nộp;
  • Số thuế phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Trường hợp cá biệt, tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:

 – Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp: phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bọ trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

+ Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu: phản ánh số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước

Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên: phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất: phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3338 – Các loại thuế khác: phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các loại thuế khác không ghi vào các tài khoản trên, như: thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam … Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại thuế khác.

Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.

Sau đây, Luận Văn sẽ đi sâu vào kế toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế xuất, nhập khẩu và các loại thuế khác.

ngoài Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước cho BCTT – CHUYÊN ĐỀ ra, bạn có thể tải đề cương, bài mẫu kế toán tại website. Chúc các bạn làm bài thật tốt

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo