Báo cáo: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng

Rate this post

Cách làm kế toán huy động vốn tại Ngân hàng. Đây là bài viết mà các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán ngân hàng không nên bỏ qua khi làm báo cáo thực tập Kế toán. Admin chia sẻ đến các bạn tài liệu này giúp các bạn có thêm nguồn tham khảo để viết bài. 

Cách làm kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng

1.4.1 Hồ sơ chứng từ huy động vốn của các tổ chức của các tổ chức cá nhân trong nước

Chứng từ kế toán là những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý các khoản phải trả của Ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản trả nợ đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ kế toán tiền gửi, đối với thành phần tổ chức kinh tế các nhân trong nước sử dụng các loại chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ như sau:

Chứng từ gốc: Là những căn cứ quan trọng để tính toán và hạch toán toàn bộ số tiền gửi và trả lãi cho khách hàng. Bao gồm đơn xin mở tài khoản nếu khách hàng gửi tiền với loại hình tiền gửi thanh toán không kỳ hạn như: Sổ tiết kiệm, giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, giấy ủy quyền…..

Ngoài ra, còn có các giấy cam kết không rút vốn trước hạn (nếu khách hàng gửi tiền theo loại hình huy động có kỳ hạn có dự thưởng ).

Chứng từ ghi sổ: Là những chứng từ dùng trong thanh toán như: Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt, giấy rút tiền kiêm lệnh điều tiền…Các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: ủy nhiệm chi, séc thanh toán trong trường hợp gửi tiền bằng chuyển khoản.

Đối với hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn, khi huy động không phải lập giấy đề nghị mở tài khoản chỉ phải ký vào giấy gửi tiền tiết kiệm thì tính pháp lí của các khoản tiền gửi được thể hiện ngay trên chứng từ thu tiền mặt hay chuyển khoản…cũng như hàng tháng tiến hành đối chiếu xác nhận tài sản nợ theo số dư các tài khoản tiền gửi của khách hàng theo hạn mức trên sổ hạch toán chi tiết.

Các giấy tờ trong huy động vốn đòi hỏi phải có đầy đủ tính pháp lí được thể hiện trên các chứng từ kế toán huy động vốn là yếu tố xác định thẩm quyền chủ thể gửi tiền tại Ngân hàng, chỉ rõ người chủ tài khoản tiền gửi và kỳ hạn gửi để từ đó có thể chi trả gốc và lãi theo đúng hạn cho khách hàng.

Cán bộ kế toán huy động vốn là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc: kiểm tra hồ sơ gửi tiền theo danh mục quy định, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản gửi tiền, làm thủ tục gửi tiền theo lệnh của Tổng Giám Đốc hoặc người được ủy quyền, hạch toán nghiệp vụ huy động, trả gốc và lãi, lưu giữ hồ sơ theo quy định.

1.4.2. Tài khoản dùng trong kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm

1.4.2.1  Tài khoản 42 : Tiền gửi của khách hàng

  • 421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND
  • 4211: TGTT
  • 4212: TGTTCKH
  • 4214: TG vốn chuyên dùng
  • 422: Tiền gửi khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
  • 423: TGTK bằng đồng Việt Nam
  • 424: TGTK bằng ngoại tệ và vàng

Các tài khoản trên dùng để phản ánh tiền gửi tiết kiệm bằng VND, bằng ngoại tệ và vàng tại các TCTD.

Xem thêm bài viết khác: 

1.4.2.2  Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi tính dồn tích trên số tiền của KH đang gửi tại TCTD. Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

– Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

– Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho KH.

– Tài khoản 491 có các TK cấp II sau:

  • 4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng VN
  • 4912: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
  • 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi TK bằng đồng VN
  • 4914: Lãi phải trả cho TGTK bằng ngoại tệ và vàng

Nội dung TK 491:

1.4.2.3  Tài khoản 1011: Tiền mặt tại quỹ

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ TCTD.

Bạn nào chưa có kinh nghiệm viết báo cáo thực tập Kế toán, gặp khó khăn khi viết bài hãy liên hệ đến Admin. Đừng lo lắng vì Admin có nhận viết báo cáo thực tập Kế toán. Zalo: 0973 287 149

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo