Tải Miễn phí bài mẫu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng đạt điểm cao được các bạn sinh viên khoa kế toán, chia sẻ lại cho các bạn sinh viên tham khảo. Còn nhiều bài mẫu về Kế toán tiền lương , kế toán doanh thu chi phí, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, ….Trên website các bạn sinh viên có thể tải về miễn phí để làm bài
Lưu ý : bài mẫu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng được hoàn thành những năm trước, có thể nhiều chỗ không còn phù hợp với luật kế toán mới nhất. Nếu các bạn sinh viên có nhu cầu viết mới hoàn toàn, làm trọn gói có chứng từ và xin dấu Công Ty, có thể liên hệ với mình qua SĐT / ZALO: 0973287149
PHẦN I: MỞ ĐẦU Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng
1.Lý do chọn đề tài:
Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán của doanh nghiệp chia ra làm nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chỳng cú mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao. Thông tin kế toán là những thông tin về tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình : Vốn và nguồn, tăng và giảm … Mỗi thông tin thu được là kết quả của quá trình có tính hai mặt: thông tin và kiểm tra. Do đó, việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị mình.
Xem Thêm ==> 299 bài mẫu kế toán vốn bằng tiền
Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng còn rất thấp, chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán bị buông lỏng kéo dài.
Xuất phát từ những vần đề trên và thông qua một thời gian thực tập em xin chọn đề tài sau để đi sâu vào nghiên cứu và viết báo cỏo:“ Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ninh Bỡnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu quá trình xác lập chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán và tính toán để xác định vốn và thanh toán nợ của Công ty. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
– Thu thập chứng từ,cỏc sổ sách về các nghiệp vụ phát sinh đến vốn và thanh toán nợ của công ty.
– Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán bằng tiền và thanh toán nợ tại công ty
– Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ninh Bình.
3.Phạm vi nghiên cứu:
3.1. Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thu thập trong thời gian từ năm 2008-2011.
+ Số liệu hạch toán trong đề tài là tháng 03/2010.
3.2.Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ninh Bình.
4.Phương pháp nghiên cứu:
4.1.Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng kế toán của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ninh Bình
+ Tham khảo thêm số liệu và các tài liệu trên báo chí và tạp chớ….
Xem Thêm ==> 20 đề tài báo cáo thực tập kế toán nên làm
4.2.Phương pháp phân tích số liệu:
+ Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả ,so sánh biến động và tổng hợp để phân tích thực trạng.
+ Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp suy luận để đề xuất các giải pháp.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
1.1. Hạch toán vốn bằng tiền:
1.1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt tại quỹ; tiền gửi ở các ngân hàng, công ty tài chính và tiền đang chuyển. Vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp.
- Tiền gửi ngân hàng.
- Tiền đang chuyển.
Với tính lưu hoạt cao nhất – Vốn bằng tiền dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí
Nhiệm vụ của hạch toán vốn bằng tiền
- Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu, chi và tình hình tăng giảm, thừa thiếu của từng loại vốn bằng tiền.
- Kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện chế đố sử dụng và quản lý vốn bằng tiền, kỉ luật thanh toán, kỉ luật tín dụng. Phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ. Kiểm tra thường xuyên, đối chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất.
1.1.2. Những yêu cầu cơ bản để quản lý nội bộ vốn bằng tiền:
– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
– Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu.
– Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu.
– Phản ánh trung thực hiện trạng bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế.
– Thông tin, số liệu phải liên tục.
– Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu theo trình tự, hệ thống.
– Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có , tình hình biến động và sử dụng tiền mặt , kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt.
– Phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời số hiện có, tình hình biến động tiền gửi, tiền đang chuyển, các loại kim khí quớ và ngoại tệ, giám sát việc chấp hành các chế độ quy định về quản lý tiền và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1.3. Hạch toán tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp
Hạch toán tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp cần tôn trọng một số quy định sau:
- Chi phản ánh vào TK111 số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp vào ngay ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt) thì ghi vào bên Nợ TK 112.
- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạnh toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.
- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chứng từ kế toán.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 111- Tiền mặt.
– Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu,chi,tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc,kim khí quý, đá quý.
– Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111-Tiền mặt
Xem Thêm ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập kế toán trọn gói
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ.
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc,kim hksi quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ( đối với tiền mặt ngoại tệ).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ.
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tê, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.
TK 111– Tiền mặt có 03 TK cấp 2:
TK 1111- Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền VN tại quỹ tiền mặt.
TK 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng VN.
Tk 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
Sơ đồ tổng quát kế toán tiền mặt:
1.1.4. Hạch toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các Ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các Công ty tài chính bao gồm tiền VN, các loại ngoại tệ, vàng bạc đỏ quớ.
Tài khoản sử dụng: TK 112- Tiền gửi ngân hàng.
– Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại ngân hàng của DN.
– Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 112- Tiền gửi ngân hàng.
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào ngân hàng.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ ngân hàng.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại ngân hàng.
– TK 112- TGNH có 3 TK cấp 2:
TK 1121- Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửỉ vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hằng bằng đồng Việt Nam.
TK 1122- Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
TK 1123- Vàng bạc, kim khi quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng.
Sơ đồ tổng quát kế toán TGNH:
1.1.5. Hạch toán tiền đang chuyển
Tài khoản sử dụng: TK 113 – Tiền đang chuyển.
– Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của ngân hàng.
– Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 113.
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền VN, ngoại tệ đã nộp vào ngân hàng hoặc gửi qua bưu điện để chuyển vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh bại lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.
Bên Có:
- Số kết chuyển vào TK 112 hoặc tài khoản có liên quan.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh bại lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ.
– TK 113- Tiền đang chuyển có 2 TK cấp 2:
TK 1131- Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền VN đang chuyển.
TK 1132- Ngoại tệ: phản ánh số tiền ngoại tệ đang chuyển.
Sơ đồ hạch toán TK 113 – Tiền đang chuyển
1.2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
1.2.1. Hạch toán nhiệm vụ thanh toán với người bán.
Hạch toán phải thu của khách hàng cần tôn trọng những quy định sau:
(1) Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.
Đối tượng phải thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với DN về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ và BĐS đầu tư.
(2) Không phản ánh vào TK 131 các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay.
(3) Kế toán phải mở sổ chi tiết hạch toán TK 131, phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khú đũi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khú đũi hoặc có biện pháp xừ lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
(4) Trong giao dịch bán hàng, doanh nghiệp có thể giảm giá hoặc nhận lại hàng đó bỏn nếu không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 131- Phải thu của khách hàng.
* Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dich vụ. Tài khoản này cũn dựng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lưọng công tác đã hoàn thành.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131:
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đó bỏn trong kỳ.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại.
- Doanh thu của số hàng đó bỏn bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT).
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể số dư bên
Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.
Phương pháp hạch toán
1.2.2 Hạch toán nhiệm vụ thanh toán với khách hàng.
Hạch toán phải trả cho khách hàng cần tôn trọng một số quy định sau:
(1) Nợ phải trả người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
(2) Không phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ trả tiền ngay.
(3) Những vật tư, hàng hoá đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
(4) Khi hạch toán chi tiết các tài khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giám giá hàng bán cho người bán, người cung cấp ngoài hoá đơn mua hàng.
Tài khoản sử dụng: TK 331- Phải trả người bán.
* Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của DN cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho ngưũi nhận thầu xây lắp chính, phụ.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 331.
Bên Nợ:
- Số tiền dã trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp.
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành, bàn giao.
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng.
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán.
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại cho người bán.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp.
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi cú hoỏ đơn hoặc thông báo giá chính thức.
TK 311 có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có:
Số dư bên Nợ (nếu có ) : Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán.
Số dư bên Có : Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
Phương pháp hạch toán.
1.2.3 Kế toán tạm ứng.
Tạm ứng là việc cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ứng trước một khoản tiền hoặc vật tư để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt.
Hạch toán các khoản tạm ứng cần tôn trọng một sô quy định sau:
(1) Người nhận tạm ứng phải là công nhân viên chức hoặc người lao động làm việc tại doanh nghiệp, đối với những người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định.
(2) Người nhận tạm ứng (cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Số tiền tạm ứng dùng không hết phải nộp lại quỹ, nghiêm cấm chuyển tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.
(3) Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau.
(4) Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
Tài khoản sử dụng: TK 141- Tạm ứng.
* Tác dụng: Tài khoản này dùng để phỏn ỏnh cỏc khoản tạm ứng của DN cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 141.
Bên Nợ:
– Các khoản tiền đã tạm ứng cho công nhân viên, người lao động.
– Các khoản tạm ứng để thực hiện khối lượng xây lắp nội bộ.
Bên Có:
– Các khoản tạm ứng đã được thanh toán.
– Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương.
Số dư bên Nợ: Số tạm ứng chưa thanh toán.
c. Phương pháp hạch toán:
1.2.4 Nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước
1.2.4.1. Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp cho Nhà nước khi mua vật tư hàng hóa, dịch vụ TSCĐ để khi doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hóa thông qua người bán sẽ được khấu trừ hoặc trả lại theo luật thuế GTGT hiện hành.
Xem Thêm ==> Kế toán vốn bằng tiền tại công ty hóa chất
Nội dung
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của Doanh nghiệp.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ ( bao gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Bên Nợ:
– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có:
– Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
– Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
– Thuế GTGT của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá.
– Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
– Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
c.Phương pháp hạch toán.
KẾT LUẬN Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn non trẻ, số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là khả năng đánh giá của em chưa sâu sắc, cũng như khả năng thực tế chưa cao nên em chỉ tìm hiểu được vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình bao gồm các nội dung sau:
Nêu được một số cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền và thanh toán nợ (tiền mặt, tiền gửi, phải thu khách hàng….).
Ngoài ra em cũng biết được trình tự, cách ghi chép vào sổ sách kế toán khi nhận được các chứng từ gốc (bao gồm các hóa đơn, các phiếu, các giấy báo, giấy ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu….).Bờn cạnh đó em còn biết sử dụng phần mềm kế toán.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài “kế toán bằng tiền và các khoản thanh toán” em đã phần nào hiểu được quy trình kế toán tại công ty, cũng như biết được hình thức kế toán công ty đang áp dụng. Từ đó, thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết đã học và thực tế công việc.
Do thời gian nghiên cứu có hạn cộng với kiến thức còn non hẹp, việc tiếp xúc với thực tế còn nhiều bở ngỡ nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và cụ chỳ trong công ty.
Trên đây là bài mẫu báo cáo tốt nghiệp Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng cho các bạn sinh viên học ngành kế toán tham khảo. Nếu tài liệu trên đây, chưa đáp ứng được nhu cầu của các bạn. các bạn có thể , liên hệ bên mình để được tư vấn, viết bài trọn gói điểm cao, có đầy đủ chứng từ, xin dấu doanh nghiệp SĐT / ZALO :0973287149