Download Kế toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến thủy hải sản

Rate this post

Tải Miễn phí bài mẫu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến thủy hải sản đạt điểm cao được các bạn sinh viên khoa kế toán, chia sẻ lại cho các bạn sinh viên tham khảo. Còn nhiều bài mẫu về Kế toán tiền lương , kế toán doanh thu chi phí, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, ….Trên website các bạn sinh viên có thể tải về miễn phí để làm bài

Lưu ý : bài mẫu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến thủy hải sản được hoàn thành những năm trước, có thể nhiều chỗ không còn phù hợp với luật kế toán mới nhất. Nếu các bạn sinh viên có nhu cầu viết mới hoàn toàn, làm trọn gói có chứng từ và xin dấu Công Ty, có thể liên hệ với mình qua SĐT / ZALO: 0909232620

LỜI MỞ ĐẦU Kế toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến thủy hải sản

Nước ta trong quá trình hội nhập, tham gia nhiều tổ chức, khối kinh tế: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…Do đó các doanh nghiệp đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đối với các đối thủ trong và ngoài nước. Để có thể tồn tại và ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp đều phải chọn cho mình một hướng đi đúng đắn để có thề đạt được hiệu quả kinh tế và đứng vững trên thị trường. Trong đó công tác kế toán giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền. Có thể nói Kế toán là công cụ đắc lực cho nhà quản lý, nó không ngừng phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp mà nó còn phản ánh tình hình chi phí, doanh thu, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

Xác định được tầm quan trọng đó, nên em chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền” tại Công ty Cổ phần Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Minh Cường làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Mục đích đề tài là hạch toán kế toán vốn bằng tiền, từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty để đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm giúp công ty ngày càng phát triển hơn.

Xem Thêm ==> 299 bài mẫu kế toán vốn bằng tiền

Vì thời gian, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý Thầy, Cô, các anh chị phòng kế toán công ty góp ý bổ sung để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

TÓM TẮT NỘI DUNG: Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 Chương

-Chương I : Cơ sở lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả.

-Chương II : Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty.

-Chương III : Nhận xét và kiến nghị.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ

1.1. Lý luận chung kế toán vốn bằng tiền và nhiệm vụ của kế toán :

1.1.1. Khái niệm :

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động gồm: Tiền mặt tại quỹ;Tiền gửi ở các Ngân hàng; Các khoản tiền đang chuyển.

Các khoản này được tồn tại dưới hình thức : Tiền Việt Nam; Ngoại tệ; Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý dùng làm phương tiện thanh toán.

1.1.2. Nhiệm vụ :

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp có thể coi là tài sản quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Nó được dùng để thanh toán các khoản như : trả lương cho người lao động, thanh toán cho người cung cấp nguyên, nhiên vật liệu,….Vì vậy vốn bằng tiền có nhiệm vụ rất quan trọng do đó cần phải :

– Phản ánh kịp thời số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

– Tổ chức kiểm tra, đối chiếu các loại vốn bằng tiền trên sổ sách và tình hình thu chi, tồn quỹ thực tế tại doanh nghiệp.

1.1.3. Nguyên tắc hạch toán :

– Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất theo quy định là: Đồng Việt Nam.

– Đối với ngoại tệ nhập quỹ cần phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng trên thị trường ngoại tệ do ngân hàng nhà nước công bố để ghi sổ kế toán.

– Đối với vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải theo dõi về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị cho từng thứ, từng loại. Giá trị vàng, bạc, đá quý được tính theo giá thực tế của hóa đơn hoặc giá được thanh toán.

Xem Thêm ==> 20 đề tài báo cáo thực tập kế toán nên làm

1.1.4. Kế toán tiền mặt:

1.1.4.1. Khái niệm kế toán tiền mặt :

Tiền mặt tại quỹ là một phần của vốn bằng tiền, nó được tồn tại dưới hình thức Tiền Việt Nam; Ngoại tệ; Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý.

1.1.4.2. Những nguyên tắc kế toán tiền mặt :

Kế toán sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ánh tình hình thu chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam; Ngoại tệ; Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý. Khi hạch toán tài khoản 111 “Tiền mặt” cần tôn trọng các quy định sau :

– Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế, nhập xuất quỹ tiền mặt. Đối với những khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên nợ tài khoản 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên nợ tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”.

– Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.

– Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm,

– Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập, tồn quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

– Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

1.1.4.3. Phương pháp kế toán tiền mặt :

Chứng từ kế toán sử dụng :

– Phiếu thu.

– Phiếu chi.

– Giấy đề nghị tạm ứng.

– Giấy thanh toán tiền tạm ứng.

– Giấy đề nghị thanh toán.

– Biên lai thu tiền.

– Bảng kiểm kê quỹ.

– Bảng kiểm kê quỹ.

Sổ kế toán sử dụng :

-Sổ quỹ tiền mặt.

-Sổ nhật ký thu, chi tiền mặt.

-Sổ cái.

Tài khoản sử dụng :

– Kế toán sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ảnh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt và các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý tại đơn vị.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111 “Tiền mặt”.

Tài khoản 111 “Tiền mặt”

– Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ. – Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ.
– Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. – Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
– Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ). – Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.  

* Tài khoản 111 – Tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam : Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.

– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ : Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.

– Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý : Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.

* Phương pháp lập và luân chuyển chứng từ :

a/ Phiếu thu :

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như: “Biên lai thu tiền”, “Hóa đơn bán hàng”, “Hóa đơn GTGT”, “Giấy thanh toán tiền tạm ứng”, kế toán lập phiếu thu thành 03 liên rồi chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi người nộp tiền đã nộp đủ cho thủ quỹ, thủ quỹ ghi số tiền thực nhập quỹ vào phiếu thu, đóng dấu “Đã thu tiền” và yêu cầu người nộp tiền ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu thu. Thủ quỹ giử lại 1 liên để ghi vào sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền và 1 liên lưu nơi lập phiếu.

b/ Phiếu chi:

Căn cứ chứng từ gốc đã được duyệt chi như:” Giấy đề nghị tạm ứng, “Hóa đơn bán hàng”, “Hóa đơn GTGT”, kế toán lập phiếu chi, phiếu chi được lập thành 3 liên, chỉ sau khi có đủ các chữ ký của những người có trách nhiệm, thủ quỹ mới được chi tiền. Sau khi nhận đủ tiền, người nhận tiền ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi vào sổ quỹ, sau đó chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để ghi vào các sổ có liên quan, tùy theo hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng để ghi chép.

* Phương pháp lập và trách nhiệm ghi :

– Góc trên bên trái của Phiếu chi phải ghi rõ tên và địa chỉ đơn vị.

– Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng Phiếu chi. Số Phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền.

– Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tiền.

– Dòng “Lý do chi” ghi rõ nội dung chi tiền.

– Dòng “Số tiền” ghi bằng số và bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là Đồng Việt Nam hay USD….

– Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần), sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ và ghi rõ họ tên vào Phiếu chi.

Liên 1 lưu nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để ghi sổ kế toán, liên 3 giao cho người nhận tiền.

+ Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng tiền ghi sổ;

+ Liên Phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.

Xem Thêm ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập kế toán trọn gói

c/ Biên lai thu tiền:

Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của doanh nghiệp hoặc cá nhân đã thu tiền của người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.

– Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của đơn vị thu tiền và đóng dấu đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển.

– Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tiền.

– Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền.

– Dòng “Số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là Đồng Việt Nam hay USD….

Biên lai được lập thành 2 liên.

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 2 liên, còn liên 1 giao cho người nộp tiền giữ.

Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản biên lai lưu để lập bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập bảng kê riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, phí, lệ phí … và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.

1.1.5. Kế toán tiền gửi ngân hàng

1.1.5.1. Khái niệm kế toán tiền gởi ngân hàng :

Tiền gửi ngân hàng là một phần của vốn bằng tiền, nó được tồn tại dưới hình thức Tiền Việt Nam; Ngoại tệ; Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý.

1.1.5.2. Những nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng :

– Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” là các giấy báo có, báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, lệnh chi kiêm giấy chuyển tiền …).

– Khi nhận được chứng từ của ngân hàng chuyển đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra đối chiếu, xác minh nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

– Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

– Trong giai đoạn sản xuất kinh doanh (Kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ TK 635 “Chi phí tài chính” (Lỗ tỷ giá).

Xem Thêm ==> Kế toán vốn bằng tiền tại công ty hóa chất

1.1.5.3. Phương pháp kế toán tiền gởi ngân hàng :

Chứng từ sử dụng:

– Giấy báo Có của ngân hàng.

– Giấy báo Nợ của ngân hàng.

– Bản sao kê của ngân hàng.

Cuối kỳ, sổ phụ để làm căn cứ đối chiếu.

Tài khoản sử dụng:

– Kế toán sử dụng tài khoản 112Tiền gửi ngân hàng” để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi Ngân hàng của doanh nghiệp.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”

Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”

– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào ngân hàng. – Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ ngân hàng.
– Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ. – Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Số dư: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại NH.  

* Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2 :

– Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam : Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

– Tài khoản 1122 – Ngoại tệ : Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

– Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý : Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng.

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. NHẬN XÉT :

– Từ ngày thành lập đến nay, công ty trải qua không ít khó khăn và thử thách, phải đối phó với bao biến động của nền kinh tế, tuy vậy công ty đã kịp thời có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn mà còn từng bước phát triển đi lên mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và hàng năm công ty hoạt động có lãi, nộp ngân sách mỗi năm mỗi tăng, đời sống người lao động được nâng cao, giải quyết việc làm cho không ít lao động tại địa phương.

– Với lợi thế đội ngũ công nhân viên còn rất trẻ, điều này tiêu biểu cho sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, tinh thần làm việc có trách nhiệm cao, bên cạnh đó việc giao dịch buôn bán, tiêu thụ của công ty chủ yếu với khách hàng nước ngoài, nhưng hiện nay trình độ ngoại ngữ của một số công nhân viên còn hạn chế, mà hiện nay ngoại ngữ là một trong những phương tiện quan trọng để doanh nghiệp tiến xa hơn nữa trên thị trường thế giới, do đó đối với một số vị trí quan trọng trong công ty việc bổ sung thêm kiến thức ngoại ngữ là rất cần thiết.

– Sổ sách kế toán Công ty thực hiện hình thức kế toán nhật ký chung phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh điều được ghi nhận vào phần mềm kế toán, do đó làm giảm nhẹ khối lượng công việc và khắc phục được tình trạng ghi chép trùng lấp.

 – Do Công ty bố trí kế toán thanh và kế toán bán hàng riêng biệt nên việc nhập chứng từ đôi lúc chưa kịp thời.

 – Việc cập nhật văn bản pháp luật có liên quan đến kế toán chưa kịp thời.

3.2 KIẾN NGHỊ :

Qua thời gian thực tập tại Công ty CP Chế Biến Thuỷ Sản XNK Minh Cường tôi xin có một số kiến nghị sau đây :

– Công ty nên xây dựng định mức tiêu thụ điện năng cụ thể cho từng bộ phận sử dụng điện và căn cứ vào mức tiêu thụ kế toán thực hiện việc phân bổ chi phí tiền điện theo đúng đối tượng chịu chi phí. Trên cơ sở đó sẽ giúp Công ty đánh giá chính xác hơn trong việc sử dụng chi phí tiết kiệm hay lãng phí.

– Công ty cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, thường xuyên đổi mới quy trình công nghệ tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả mang lại ngày càng nhiều, ổn định đời sống người lao động và công ty đứng vững trên thương trường.

Với ý kiến của mình tôi hy vọng sẽ góp phần xây dựng cho công tác kế toán tại Công ty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Minh Cường ngày càng hoàn thiện hơn.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Trên đây là bài mẫu báo cáo tốt nghiệp Kế toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến thủy hải sản  cho các bạn sinh viên học ngành kế toán tham khảo. Nếu tài liệu trên đây, chưa đáp ứng được nhu cầu của các bạn. các bạn có thể , liên hệ bên mình để được tư vấn, viết bài trọn gói điểm cao, có đầy đủ chứng từ, xin dấu doanh nghiệp  SĐT / ZALO :0909232620

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo