Tải Miễn phí bài mẫu Kế toán tiền lương tại công ty xây dựng và sx nông, lâm, ngư nghiệp đạt điểm cao được các bạn sinh viên khoa kế toán, chia sẻ lại cho các bạn sinh viên tham khảo. Còn nhiều bài mẫu về Kế toán tiền lTY vương , kế toán doanh thu chi phí, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, … .Trên website các bạn sinh viên có thể tải về miễn phí để làm bài
Lưu ý : bài mẫu Kế toán tiền lương tại công ty xây dựng và sx nông, lâm, ngư nghiệp được hoàn thành những năm trước, có thể nhiều chỗ không còn phù hợp với luật kế toán mới nhất. Nếu các bạn sinh viên có nhu cầu viết mới hoàn toàn, làm trọn gói có chứng từ và xin dấu Công Ty, có thể liên hệ với mình qua SĐT / ZALO: 0909232620
LỜI MỞ ĐẦU Kế toán tiền lương tại công ty xây dựng và sx nông, lâm, ngư nghiệp
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình lớn. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO đã tạo ra một bước ngoặc mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.Nhiều cơ hội kinh doanh trải rộng trước mắt nhưng cũng không ít những khó khăn, thử thách đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.Tham gia vào sân chơi quốc tế đầy biến động này muốn tồn tại, phát triển và đứng vững thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả.Một trong những chiến lược quan trọng làm nên sự thành bại của doanh nghiệp phải kể đến là chiến lược “tìm đầu ra cho sản phẩm của mình”.
Đối với các doanh nghiệp hay các nhà sản xuất hàng hoá thì tiêu thụ là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất quyết định toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm càng mạnh thì càng thể hiện uy tín, chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cùng với đó là sự thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển nhờ vào việc thu hồi vốn nhanh, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Tất cả những điều đó đều không ngoài mục đích là tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí. Đó chính là lý do để các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu, hoàn thiện các phương pháp quản lý nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng là tài liệu ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.
Xem Thêm ==> 299 bài mẫu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Nhận thức được vấn đề này, sau 2 tháng thực tập ở Công Ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na, tôi đã quyết định chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. Khái niệm, chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1.1. Tiền lương
1.1.1.2. Các khoản trích theo lương
1.1.2. Chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.2.1. Chức năng đòn bẩy cho doanh nghiệp:
Tiền lương là động lực kích thích khả năng sáng tạo của người lao động và tăng năng suất lao động hiệu quả nhất trong doanh nghiệp. Tiền lương gắn liền với quyền lợi thiết thực nhất của người lao động, nó không chỉ thoả mãn về nhu cầu về vật chất mà còn mang ý nghĩa khẳng định vị thế của ngưòi lao động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy khi người lao động nhận được khoản tiền lương xứng đáng với công sức lao động mà họ đã bỏ ra, công tác trả lương của doanh nghiệp công bằng, minh bạch sẽ tạo động lực tăng năng suất lao động, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp được tăng lên.
1.1.2.2. Chức năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động
Có thể nói động lực lớn nhất để làm việc của người lao động chính là thu nhập (tiền lương). Vì vậy, để có thể khuyến khích tăng năng suất lao động, nhà quản trị doanh nghiệp phải nhận ra được chức năng và vai trò quan trọng của tiền lương. Mặt khác, hình thức quản trị ngày nay được áp dụng phổ biến là biện pháp kinh tế nên tiền lương càng phát huy được hết chức năng là tạo ra động lực để tăng năng suất lao động.
1.1.2.3. Chức năng tái sản xuất lao động:
Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động. Có thể nói đây chính là nguồn nuôi sống người lao động và gia đình họ, vì vậy tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo để người lao động duy trì và tăng năng suất lao động, tái sản xuất sức lao động và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, từ đó nâng cao chất lượng lao động. Thực hiện tốt chức năng này của tiền lương giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định đạt năng suất cao.
1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Xem Thêm ==> 20 đề tài báo cáo thực tập kế toán nên làm
Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính và thanh toán tiền lương cho từng người trong đơn vị, kiểm tra tình hình chấp hành chính xác chế độ tiền lương, sử dụng quỹ tiền lương.
Tính toán, phân bổ chính xác, kịp thời các khoản chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng có liên quan.
Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động và tiền lương, đồng thời phải mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương theo đúng chế độ.
Lập báo cáo và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm kỉ luật lao động, vi phạm các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương.
Tham mưu cho giám đốc về quỹ tiền lương và cách chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động kịp thời, đúng chế độ, chính sách, công bằng và đúng quy dịnh của pháp luật theo từng thời kỳ.
1.3. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
1.3.1. Qũy tiền lương
Qũy tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà doanh nghiệp sử dụng, quản lí, kể cả trong và ngoài doanh nghiệp. Qũy tiền lương gồm có các khoản sau: lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán, phụ cấp, trợ cấp…Về phương diện kế toán, tiền lương được chia làm hai loại:
Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động, gồm tiển lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp cấp bậc, trách nhiệm, khu vực…).
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khách quan ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian người lao động được nghỉ theo đúng chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, hội họp, nghỉ vì ngừng sản xuất…)
1.3.1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Qũy tiền lương được hình thành từ sự ự bổ sung của Nhà nước, Từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
1.3.1.2. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương năm kế hoạch
Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định theo công thức:
Trong đó:
- Vkh : Tổng quỹ lương kế hoạch
- Lđb : Lao động định biên
- TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp
- Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân
- Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân
- Vvc : Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.
Các thông số Lđb, TLmindn, Hcb, Hpc và Vvc được xác định như sau:
Lđb: được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ quy đổi.
Trong đó:
- Lch: Lao động chính định biên
- Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên
- Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ
- Lql: Lao động quản lý định biên.
TLmindn: là mức lương tối thiểu chung được công bố trong từng thời kỳ. Kể từ ngày 01/01/2014 mức lương tối thiểu chung áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 182/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ là: 2.700.000 – vùng I
2.400.000 – vùng II
2.100.000 – vùng III
1.900.000 – vùng IV
Kđc: hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định theoc công thức:
Trong đó:
- K1 : hệ số điều chỉnh theo vùng;
- K2 : hệ số điều chỉnh theo ngành.
Hcb: căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương.
Xem Thêm ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập kế toán trọn gói
Hpc: căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định các khoản phụ cấp bình quân. Các khoản phụ cấp thường có trong doanh nghiệp gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp chức vụ.
Vvc: gồm quỹ tiền lương của hội đồng quản trị, bộ phận hành chính văn phòng, công Đoàn. Tất cả các đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
1.3.2.1. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH được thành lập nhằm mục đích trả lương cho CNV khi họ nghỉ hưu, nghỉ do thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, mất sức.
Theo quy định hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập các quỹ BHXH theo tỉ lệ 26% trên lương cấp bậc, chức vụ lao động của NLĐ, trong đó:
18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 8% được trừ vào lương của NLĐ
Số tiền BHXH hàng tháng sẽ được nộp lên cơ quan BHXH để chi trả cho những trường hợp NLĐ nghỉ hưu, nghỉ thai sản, ốm đau, hay mất sức lao động…Các khoản chi cho người lao động sẽ được thanh toán dựa trên chứng từ thực tế phát sinh.
1.3.2.2. Qũy bảo hiểm y tế
Qũy BHYT là một khoản trợ cấp khám chữa bệnh cho người lao động khi bị ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích trên tiền lương cơ bản của CBCNV theo tỉ lệ quy định hiện nay là 4.5%. trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
1.5% trừ vào lương của người lao động.
1.3.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là một khoản trợ cấp dự phòng khi người lao động bị mất việc làm. Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP.
Hàng tháng, người sử dụng lao động tiến hành trích lập qũy BHTN theo tỉ lệ 2% trên lương cấp bậc, chức vụ lao động của NLĐ, trong đó:
1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% được trừ vào lương của NLĐ
1.3.2.4. Kinh phí công đoàn
KPCĐ là kinh phí xây dựng nên quỹ công đoàn với mục đích chi tiêu cho các hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp như chi trợ cấp khó khăn, chi nghỉ an dưỡng, chi cho đai hội công đoàn… Theo chế độ hiện hành, tỉ lệ trích là 2% tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
1.4. Các hình thức trả lương
1.4.1. Trả lương theo thời gian
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo tiêu chuẩn nhà nước quy định.
Đơn vị tính lương theo thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ.
Tùy theo nhu cầu và khả năng quản lí thời gian lao động của từng doanh nghiệp, việc trả lương cho NLĐ theo thời gian sẽ được tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn hay trả lương theo thời gian có thưởng.
Công thức
Tiền lương
theo thời gian |
= | Thời gian làm việc thực tế | x | Đơn giá tiền lương thời gian |
- Trả lương theo thời gian giản đơn: đây là tiền lương chính tính theo thời gian làm việc và đơn giá tiền lương, hình thức này có thể chia ra thành các loại sau:
Tiền lương tháng: là lương đã được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương, thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lí hành chính, quản lí kinh tế.
Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc.
Tiền lương ngày: căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương của một ngày làm việc để tính trả lương cho người lao động.
Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động. Ưu điểm: đơn giản, dễ tính
Nhược điểm: mang nặng tính bình quân, chưa gắn với năng suất của người lao động.
- Trả lương theo thời gian có thưởng: do hạn chế của lương theo thời gian giản đơn mang tính chất bình quân chưa được thực sự gắn bó với kết quả sản xuất kinh doanh nên để khắc phục, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng để tính lương cho CB CNV. Đây là hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất để khuyến khích người lao động làm việc.
Tiền lương
theo thời gian có thưởng |
= | Tiền lương
theo thời gian giản đơn |
+ | Tiền
thưởng |
Ví dụ: Một công nhân trong tháng vừa qua đã hoàn thành công việc vượt mức kế hoạch là 3%. Theo quy định của công ty, cứ hoàn thành vượt mức 1% thì sẽ được hưởng 1,5% tiền lương theo thời gian giản đơn. Tiền lương theo thời gian giản đơn của công nhân đó trong tháng là 4.050.000
Tiền lương theo thời gian có thưởng = 4.050.000 + 4.050.000 x 3% x 1.5 = 4.232.250
1.4.2. Trả lương theo sản phẩm
Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc mà người lao động đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm công việc đó. Bao gồm:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: được áp dụng chủ yếu với công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương của họ sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành có đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Công thức:
Tiền lương
Sản phẩm |
= | Số sản phẩm
hoàn thành |
x | Đơn giá tiền lương
theo sản phẩm |
Đơn giá tiền lương
theo sản phẩm |
= | Lương cấp bậc | / | Thời gian hoàn thành
một sản phẩm |
Ví dụ: một công nhân may có mức lương cấp bậc là 120.000đ, thời gian để hoàn thành một bộ quần áo tay dài là 6 giờ. Trong ngày, công nhân đó hoàn thành 9 sản phẩm.
Đơn giá tiền lương = 120.000 / 6 = 20.000
Tiền lương thực tế nhận trong ngày = 20.000 x 9 = 180.000
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: thường áp dụng cho công nhân phục vụ hay phụ trợ sản xuất cho công nhân chính như công nhân vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng thiết bị căn cứ vào kết quả lao động trực tiếp để tính tiền lương cho bộ phận này.
Tiền lương
thực tế |
= | Mức hoàn thành thực tế
của công nhân chính |
x | Đơn giá
tiền lương |
Ví dụ: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ là 2.500đ/sản phẩm. Trong ngày công nhân chính sản xuất được 72 sản phầm.
Tiền lương thực tế của công nhân phụ = 2.500 x 72 = 180.000 đồng
Ưu điểm: khuyến khích công nhận phụ phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính, góp phần tăng năng suất lao động của công nhân chính.
Nhược điểm: tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào hoạt động của công nhân chính, do vậy có thể làm hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ.
Xem Thêm ==> Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương công ty sản xuất gạo
- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp còn có phần thưởng thêm căn cứ vào số lượng sản phẩm vượt mức. Hình thức áp dụng trong trường hợp công ty cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
1.4.3. Trả lương khoán
Theo hình thức này, người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian, chất lượng quy định đối với loại công việc này.
Có 2 phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương.
Khoán công việc: Doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành.
Khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc kịp thời gian được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà DN tiến hành khoán quỹ lương.
Ví dụ: Một công nhân nhận làm hết 1m2 công trình trong một ngày thì họ sẽ nhận được 300.000. Trong ngày hôm đó, do trời mưa nên công việc bị gián đoạn, vì vậy công nhân này chỉ hoàn thành được 0.7m2 công trình.
Số tiền người công nhân này nhận được = 300.000 x 0.7 = 210.000
KẾT LUẬN Kế toán tiền lương tại công ty xây dựng và sx nông, lâm, ngư nghiệp
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, tiền lương – lao động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ rất chặt chẽ, khăng khít với nhau, mối quan hệ tương hỗ, qua lại: lao động sẽ quyết định mức lương, còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của người lao động.
Nhận thức rõ được điều này, Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na đã sử dụng tiền lương và các khoản trích theo lương như là một đòn bẩy, một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý và khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, năng xuất lao động của cán bộ công nhân viên. Để từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt được ở mức cao nhất, đồng thời thu nhập của công nhân viên ngày càng ổn định và tăng thêm.
Với khả năng và thời gian còn hạn chế, tuy rằng bản thân đã có nhiều cố gắng học hỏi, tìm tòi nhưng chuyên đề này không thể không tránh khỏi những sai sót. Do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo hướng dẫn cùng các cô chú, anh chị Phòng Hành chính – Kế toán trong Công ty để luận v8an tốt nghiệp này của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Thanh Nam và các anh chị phòng tổ chức hành chính- kế toán Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na.
Trên đây là bài mẫu báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền lương tại công ty xây dựng và sx nông, lâm, ngư nghiệp cho các bạn sinh viên học ngành kế toán tham khảo. Nếu tài liệu trên đây, chưa đáp ứng được nhu cầu của các bạn. các bạn có thể , liên hệ bên mình để được tư vấn, viết bài trọn gói điểm cao, có đầy đủ chứng từ, xin dấu doanh nghiệp SĐT / ZALO :0909232620