Tải Miễn phí bài mẫu Kế toán tiền lương tại công ty văn phòng phẩm đạt điểm cao được các bạn sinh viên khoa kế toán, chia sẻ lại cho các bạn sinh viên tham khảo. Còn nhiều bài mẫu về Kế toán tiền lương , kế toán doanh thu chi phí, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, … .Trên website các bạn sinh viên có thể tải về miễn phí để làm bài
Lưu ý : bài mẫu Kế toán tiền lương tại công ty văn phòng phẩm được hoàn thành những năm trước, có thể nhiều chỗ không còn phù hợp với luật kế toán mới nhất. Nếu các bạn sinh viên có nhu cầu viết mới hoàn toàn, làm trọn gói có chứng từ và xin dấu Công Ty, có thể liên hệ với mình qua SĐT / ZALO: 0909232620
Lời Mở Đầu Kế toán tiền lương tại công ty văn phòng phẩm
Trong doanh nghiệp lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất kinh doanh. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán của đơn vị sản xuất kinh doanh. Sử dụng hợp lý lao động, hạch toán chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương là tiết kiệm chi phí về lao động sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Do vậy bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đến việc hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập vô cùng quý báu tại Công ty Cổ phần Thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng kế toán của quý công ty, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với tình hình kinh doanh của công ty em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam” cho chuyên đề của mình.
Nội dung của chuyên đề thực tập chuyên ngành được chia thành ba phần:
Phần 1: Đặc điểm lao động- tiền lương và quản lý lao động, tiền lương tại công ty Hoàng Nam
Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thương mại và XNK Hoàng Nam.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Hoàng Nam
Xem Thêm ==> 299 bài mẫu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Thầy giáo: Phạm Xuân Kiên cùng cán bộ, nhân viên phòng kế toán công ty cổ phần thương mại và XNK Hoàng Nam trong thời gian vừa qua để hoàn thành chuyên đề thực tập của em. Trong quá trình tìm hiểu và viết chuyên đề thực tập chuyên ngành chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY HOÀNG NAM
1.1 Đặc điểm lao động của Công ty
Trong các doanh nghiệp lao động là một trong những yếu tố cơ bản, nhân tố hàng đầu, quyết định đến quá trình sản suất kinh doanh của một công ty, trong đó lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng nhất, họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo gia sản phẩm, dịch vụ. Công ty Hoàng Nam có 92 công nhân viên, trong đó toàn bộ là lao động mang tính chất ổn định. Mỗi loại lao động này có đặc điểm riêng, tính chất và kết cấu công việc cũng như đặc thù ngành nghề khác nhau. Do vậy Công ty đã có những biện pháp quản lý, tổ chức khá chặt chẽ bằng cách tổng hợp phân chia lao động theo từng loại lao động cụ thể. Từ cách phân loại này Công ty sẽ có từng hình thức trả lương theo từng cá nhân lao động riêng biệt. Công ty Hoàng Nam có 5 cách phân loại lao động như sau:
Phân loại lao động theo giới tính:
Tổng số cán bộ công nhân viên lao động của Công ty là 92 người
Trong đó: -Nam: 80 người chiếm 97,4%
-Nữ: 12 người chiếm 2,6%
Phân loại lao động theo độ tuổi:
Độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên đều đang ở độ tuổi sức khỏe lao động tốt, ổn định. Số người từ 30 tuổi trở xuống là 65 người chiếm 44,29% so với tổng số. Số người từ 31-> 45 tuổi có 15 người chiếm 47,14%, số người từ 46-> 58 tuổi có 12 người. Đây là một lợi thế về lao động, để Công ty có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Phân loại lao động theo trình độ văn hóa:
Nhìn chung công nhân viên công ty Hoàng Nam đều có trình độ văn hóa không cao, tùy theo từng độ tuổi mà sẽ có sự khác biệt về trinh độ văn hóa, nhưng đa số công nhân viên đều có trình độ thấp, nhưng có tay nghề cao trong nghề. Số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 10 người, chủ yếu là nhân viên phòng kinh doanh, phòng tài chính.
Số lượng lao động có trình độ Đại học, cao đẳng 5 người.
Số lượng lao động có trình độ Trung cấp là 5 người.
Số lượng lao động có trình độ văn hóa 12/12 là 60 người.
Số lượng lao động có trình độ văn hóa 10/10 là 10 người
Số lượng lao động chưa qua đào tạo là 12 người
Phân loại công nhân theo trình độ tay nghề:
Xem Thêm ==> 20 đề tài báo cáo thực tập kế toán nên làm
Số lao động chịu trách nhiệm ở các phòng ban, tổ trưởng tổ phó các tổ là: 15 người.
Lao động có tay nghề trong các tổ mài dao, sữa chữa, lắp giáp, vận chuyển: 77 người.
Phân loại công nhân theo thời gian hợp đồng.
Lao động hợp đồng không xác định thời hạn là 11 người
Lao động hợp đồng xác định thời hạn từ 2 đến 3 năm là 81 người
Qua số liệu trên cho thấy hầu hết lao động của Công ty đều đã qua đào tạo với 80 người chiếm 87%, bên cạnh đó bậc thợ trung bình của công nhân cũng khá cao và đồng đều, cơ bản đủ năng lực đáp ứng nhu cầu kinh doanh, của Công ty.
1.2. Các hình thức tiền lương trong Công ty Hoàng Nam
Cùng với công tác phân công lao động quản lý điều hành thì việc trả lương cho người lao động làm việc tăng năng suất lao động, là điều kiện duy trì phát triển doanh nghiệp. Hiện nay Công ty Hoàng Nam đang áp dụng mức lương tối thiểu theo Nghị định 97/2009/NĐ-CP ra ngày 30 tháng 10 năm 2009 và hình thức trả lương theo thời gian.
* Đối với toàn lao động trong Công ty đều áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
+ Lương tháng:
Tiền lương tháng | = | Mức lương tối thiểu (830.000) | x | Hệ số lương | + | Phụ cấp (nếu có) |
+ Lương ngày: Căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương của một ngày để tính trả lương. Mức lương này bằng mức lương tháng chia cho 24 ngày.
Tiền lương ngày | = | Tiền lương tháng | x | Số ngày làm việc thực tế |
24 ngày |
+ Lương giờ: Căn cứ vào mức lương ngày chia cho 8 giờ và số giờ làm việc thực tế, áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
Tiền lương giờ | = | Lương ngày | x | Số giờ làm việc thực tế |
8 giờ |
Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương:
Ngoài tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, người lao động còn còn được hưởng một số khoản khác như BHXH, tiền thưởng công nhân viên có thành tích trong công việc được hưởng khoản tiền thưởng, tiền ăn ca làm thêm giờ. Việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành.
Tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng của công ty, được dựa trên kết theo dõi hàng ngày và kết quả bình xét A,B,C và hệ số tiền thưởng để tính.
Tiền thưởng còn được cấp cho những cá nhân có thành tích trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động hoặc có những sáng kiến trong phục vụ khách hàng tăng năng suất lao động nâng cao doanh thu căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể.
1.3. Chế độ lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty Hoàng Nam.
1.3.1 Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của công ty là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của công ty do công ty quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ lương của doanh nghiệp gồm:
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế ( lương thời gian)
- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động ( tổ vận chuyển, sửa chữa)
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghừng sản xuất do yếu tố khách quan.
- Trong công tác hạch toán quỹ lương của công ty Hoàng Nam được chia thành tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc, khoản phụ cấp( làm thêm giờ, làm đêm)
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của ho, thời gian họ nghỉ lễ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất… được hưởng theo chế độ.
Trong công tác hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán vào chi phí sản xuất, tiền lương phụ cấp được hạch toán và phân bổ thích hợp., tai nạn, mất sức lao động…
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 22% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ CNV của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp CNV bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty Hoàng Nam tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 6% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
Xem Thêm ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập kế toán trọn gói
– Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.
– Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
– Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
– Chi công tác quản lý quỹ BHXH
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động.
Ở tại công ty, khi có CNV bị ốm đau, thai sản…Trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ ( phiếu nghỉ hưởng BHXH và các chứng từ gốc khác), công ty sẽ trực tiếp chi trả BHXH cho họ. Cuối tháng ( quý) công ty gửi các chứng từ chi trả trợ cấp BHXH và thanh toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH
1.3.3 Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, công ty trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
1.3.4. Kinh phí công đoàn
Kinh Phí Công Đoàn được trích lập để phục vụ chỉ tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
1.3.5 Bảo hiểm thất nghiệp
Ngày 01/01/2009 người lao động và các doanh nghiệp, các đơn vị phải bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó đến năm 2010 tại công ty Hoàng Nam đã bắt đầu trích BHTN cho CBCNV. BHTN dùng để chi trả cho người lao động trong trường hợp bị mất việc làm, đây là chính sách có tác động trực tiếp đến CBCNV, công ty Hoàng Nam đã trích lập nhằm đù đắp cho người lao đông. Chính sách này được đề cập trong Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6.2006, được cụ thể hóa bằng Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và thông tư số 04/2009/TT- BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 127/2008/NĐ – CP . Theo nghị định 127/2008/NĐ – CP thì công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động từ 12 đến 36 tháng với người sử dụng lao động có lao động từ 10 lao động trở lên phải đóng BHTN
Điều kiện được hưởng BHTN là phải đóng Bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc và chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi mất việc, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu đóng BHTN từ 12 đến dưới 36 tháng; 6 tháng nếu đóng BHTN từ 36 tháng đến dưới 72 tháng; 9 tháng nếu đóng BHTN từ 72 đến dưới 144 tháng; 12 tháng nếu đóng BHTN từ 144 tháng trở lên.
Nguồn hình thành quỹ BHTN: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công của người lao động. Trong đó:
– Người lao động chịu 1%
– Người sử dụng lao động chịu 1%
– Ngân sách nhà nước 1%
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương của Công ty Hoàng Nam.
Việc tổ chức quản lý lao động tiền lương tại Công ty được tiến hành một cách chặt chẽ. Ngay từ khâu lập kế hoạch tuyển dụng tới tuyển dụng lao động, quản lý thời gian lao động tới chi trả tiền lương cho người lao động. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương trong Công ty có sự kết hợp hài hòa của các phòng ban.
Hội Đồng Quản Trị:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý, người lao động, cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó( người lao động).
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quy chế quản lý CNV, quyết định khen thưởng cho những cá nhân, nhân viên có nhiều tích cực, sang chế trong việc tăng năng xuất lao đông, tăng doanh thu.
- Duyệt chương trình, đề tài khoa học sáng chế của CNV, khen thưởng, năng chức.
Ban Giám Đốc :
Chịu trách nhiệm xem xét, đáng giá lại tình trạng lao động, từ căn cứ theo dõi của các phòng ban lên kế hoạch khen thưởng đúng người, đúng việc, ngoài ra ban giám đốc còn nhìn nhận những sang kiến mới của cá nhân, của tập thể từ đó đưa ra chế độ khen thưởng hợp lý những sang kiến được coi là nỗi bật thì trình lên hội đồng quản trị để đưa ra mức thưởng hợp lý. Cuối mỗi tháng căn cứ vào loại lao động được bình chọn gửi lên từ các phòng ban, ban giám đốc xem xét lại và có mức phù hợp đúng người, đúng việc để thưởng cho CNV một cách hợp lý.
Phó Giám Đốc và Phòng kinh Doanh:
Chịu trách nhiệm quản lý lao động trong Công ty. Phòng kinh doanh sẽ lên kế hoạch tuyển dụng và trình lên Phó giám đốc, sau khi được phê duyệt thì Phòng Kinh doanh sẽ ra thông báo tuyển dụng. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm: Sơ yếu lí lịch, Giấy khám sức khoẻ, Bằng cấp liên quan phô tô công chứng…Sau khi tiếp nhận Hồ sơ Phòng Kinh doanh sẽ sắp xếp thời gian để phỏng vấn và nếu đạt yêu cầu sẽ được tuyển dụng. Khi phỏng vấn ngoài Trưởng phòng kinh doanh còn có Kế toán trưởng cùng tham gia.
Phòng Kế toán :
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
– Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản theo lương vào chi phi sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động.
– Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp.
Xem Thêm ==> Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương công ty sản xuất gạo
KẾT LUẬN Kế toán tiền lương tại công ty văn phòng phẩm
Tiền lương là một trong yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy trong thời gian thực tập em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần thương mại & XNK Hoàng Nam.
Nếu kế toán nói chung là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế thì công tác tiền lương và các khoản trích theo lương là công cụ đắc lực cho công tác quản lý tiền lương cũng như quản lý nguồn lao động của công ty. Việc quản lý và phân bổ chi phí tiền lương và lao động tốt đồng nghĩa với việc tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận – điều mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm.
Trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, em đã trình bày trong chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình, một số vấn đề về lý luận và thực trạng của Công ty. Qua sự tìm hiểu công tác kế toán em đã mạnh dạn đề ra các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Hoàng Nam.
Song do trình độ còn hạn chế và thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế không nhiều nên chuyên đề thực tập chuyên nghành của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Phạm Xuân Kiên và toàn thể các cán bộ, nhân viên phòng kế toán Công ty Hoàng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn hành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Trên đây là bài mẫu báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền lương tại công ty văn phòng phẩm cho các bạn sinh viên học ngành kế toán tham khảo. Nếu tài liệu trên đây, chưa đáp ứng được nhu cầu của các bạn. các bạn có thể , liên hệ bên mình để được tư vấn, viết bài trọn gói điểm cao, có đầy đủ chứng từ, xin dấu doanh nghiệp SĐT / ZALO :0909232620