Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Full Ngành

Rate this post

Bài viết sau đây phục vụ cho các bạn các đề tài báo cáo thực tập ngành kế toán, Để phục vụ cho việc tìm kiếm và đề tài và cách làm báo cáo thực tập về kế toán full ngành thì hãy đến với chúng tôi .Nếu bạn cần đến sự trợ giúp thì hãy liên hệ ngay đến zalo : 0973.287.149  để có được bài báo cáo tốt nhất :

Danh Sách Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Full Ngành

 

1 Các Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực Kế Toán Tài Chính

Tên một số đề tài thuộc kế toán tài chính viết khóa luận tốt nghiệp:

  1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty …
  2. Kế toán tiền và các khoản phải thu tại công ty …
  3. Kế toán hàng tồn kho tại công ty …
  4. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty …
  5. Kế toán hàng hóa tại công ty …
  6. Kế toán vật tư và tài sản cố định tại công ty …
  7. Kế toán tài sản cố định tại công ty …
  8. Kế toán bất động sản đầu tư tại công ty …
  9. Kế toán bất động sản tại công ty …
  10. Kế toán các khoản đầu tư tài chính tại công ty …
  11. Kế toán công nợ tại công ty …
  12. Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty …
  13. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty …
  14. Kế toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương tại công ty …
  15. Kế toán các khoản nợ phải trả tại công ty …
  16. Kế toán các khoản nợ vay tại công ty …
  17. Kế toán hoạt động phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần …
  18. Kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty …
  19. Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty …
  20. Kế toán hoạt động thương mại tại công ty …
  21. Kế toán hoạt động sản xuất (và kinh doanh dịch vụ) tại công ty …(Đây là đề tài Kế toán CPSX và tính Z sp tại công ty …)
  22. Kế toán hoạt động đầu tư  xây dựng cơ bản tại công ty …
  23. Kế toán hoạt động đi thuê và cho thuê tài sản tại công ty …
  24. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty …
  25. Kế toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng tại công ty …
  26. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty …
  27. Sai sót trong kế toán tại công ty …
  28. Lập Báo cáo tài chính tại công ty …
  29. Lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty …
  30. Lập Báo cáo tài chính tổng hợp tại tổng công ty …
  1. Các Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực Kế Toán Chi Phí

  • Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty dệt may A.
  • Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính tại công ty nước giải khát B.
  • Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức tại công ty C.
  • Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ cây cao su tại công ty D.
  • Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty E.
  • Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch tại công ty F.

===>Bài Tập Kế Toán

3 Các Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực Kế Toán Quản Trị

  1. Ứng dụng phân loại chi phí theo mô hình ứng xử của chi phí để lập các dự toán chi phí tại công ty HA
  2. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty giày HH
  3. Phân tích điểm hòa vốn tại công ty thương mại A&X
  4. Phân tích kết cấu hàng bán để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại siêu thị BC
  5. Lập dự toán ngân sách tại công ty Tâm Anh
  6. Kiểm soát chi phí tại công ty AX.
  7. Đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty ABC
  8. Định giá sản phẩm chuyển giao tại tổng công ty ĐT
  9. Thông tin chi phí phục vụ cho việc định giá bán và hoạch định cơ cấu sản phẩm tại công ty HD.
  10. Lựa chọn cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kiều kiện giới hạn tại công ty Minh Trung
  11. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty thương mại PA

4 Các Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực Kiểm Toán

Các lĩnh vực để chọn đề tài viết khóa luận thực tập về kiểm toán khá phong  phú, có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Kiểm toán các khoản mục cụ thể.

Sinh viên có thể chọn một hay một nhóm khoản mục để tìm hiểu, nghiên cứu về quy trình kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng  kiểm  toán…  đối với khoản  mục/nhóm khoản mục đó. Đây là dạng đề tài ứng dụng cụ thể, không cần tìm hiểu nhiều tài liệu lý thuyết nhưng cần khảo sát thực tế và đưa ra nhận xét của người viết.

Dưới  đây  là  các  khoản  mục  thường  được  chọn  để  viết khóa luận:

  • Hàng tồn kho.
  • Doanh
  • Nợ phải t
  • Tài sản cố định.
  • Nợ phải trả.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệ..

Nhóm 2: Áp dụng các chuẩn mực kiểm toán.

Các đề tài này tìm hiểu các quy định của một chuẩn mực kiểm toán cụ thể và khảo sát việc áp dụng chuẩn mực này tại công ty kiểm toán. Để viết đề tài này, sinh viên cần nắm vững các quy định của chuẩn  mực kiểm toán Việt Nam (và chuẩn mực quốc tế về kiểm toán, nếu cần thiết) để có thể xác định các vấn đề cần khảo sát tại công ty kiểm toán.

Dưới  đây  là  các  chuẩn  mực  thường  được  chọn  để  viết khóa luận:

  • Hồ sơ kiểm toán.
  • Kiểm soát chất lượng kiểm toán.
  • Gian lận và sai só
  • Lập kế hoạch kiểm toá
  • Hiểu biết về tình hình kinh doan
  • Trọng yế
  • Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.
  • Bằng chứng kiểm toá
  • Kiểm toán năm đầu tiê
  • Thủ tục phân tích.
  • Lấy mẫu kiểm toán …

Nhóm 3: Dịch vụ kiểm toán đặc biệt.

Khi chọn đề tài này, sinh viên cần khảo sát về những dịch vụ/hợp đồng kiểm toán khác mà công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng ngoài dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính truyền thống. Yêu cầu của nhóm đề tài này là sinh viên nhận biết được bản chất của dịch vụ và các quy định pháp lý và chuẩn mực liên quan, quy trình kiểm toán thực tế của đơn vị. Sinh viên được khuyến khích chọn đề tài khi có tham gia thực hiện các hợp đồng này trong quá trình thực tập kiểm toán.

Dưới  đây  là  các  dịch  vụ  đặc  biệt  có  thể  chọn  để  viết khóa luận:

  • Kiểm toán phục vụ cổ phần hó
  • Dịch vụ kế toá
  • Kiểm toán chẩn đoán.
  • Dịch vụ soát xét.
  • Kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận …

Nhóm 4: Chuyên biệt hóa đối tượng kiểm toán.

Một số đối tượng kiểm toán có những đặc thù riêng trong quy trình kiểm toán. Loại đề tài này yêu cầu sinh viên tìm hiểu các quy định pháp lý và chuẩn mực liên quan đến kiểm toán đối tượng được chọn và khảo sát những điểm cần chú ý khi kiểm toán đối tượng này.

Dưới đây là các đối tượng chuyên biệt có thể chọn để viết khóa luận:

  • Kiểm toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Kiểm toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Kiểm toán ngân hàng.
  • Kiểm toán dự á
  • Kiểm toán xây dựng cơ bản.
  • Kiểm toán các tổ chức không vì mục đích lợi nhuận hoặc cơ quan  hành  chính  sự  nghiệp  (bệnh  viện, trường học…) …

Nhóm 5: Kiểm soát nội bộ (đối với sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán)

Đây là loại đề tài kiểm toán thường được chọn khi sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán mà thực tập tại các tổ chức như doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan hành chính sự nghiệp… Trong loại đề tài này, sinh viên cần tìm hiểu về quy trình kiểm soát nội bộ đối với một hoạt động tại tổ chức thực tập. Sinh viên chỉ nên chọn đề tài này khi được sự đồng thuận hoặc ủng hộ của đơn vị thực tập.

Dưới đây là các đề tài kiểm soát nội bộ có thể chọn để viết khóa luận:

  • Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, đầu tư, ngân quỹ… của ngân hàng
  • Kiểm soát nội bộ đối với quy trình doanh thu, chi phí, tiền lương, sản xuất… của doanh nghiệp
  • Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu viện phí, quản lý thuốc… tại bệnh viện …

Nhóm 6: Kiểm  toán nội bộ (đối với sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán)

Sinh viên có thể chọn đề tài này khi thực tập tại bộ phận kiểm toán nội bộ tại một tổ chức như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, ngân hàng…

Dưới đây là các đề tài về kiểm toán nội bộ có thể chọn để viết khóa luận :

  •   Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ
  •  Tổ chức hồ sơ kiểm toán
  • Quy trình kiểm toán các hoạt động cụ thể….

5 Các Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực Hệ Thống Thông Tin Kế Toán

+ Đề tài tốt nghiệp thuộc lĩnh vực Hệ thống thông tin kế toán không bị giới hạn loại hình đơn vị thực tập. Sinh viên có thể thực tập trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính, ngân hàng hay đơn vị hành chính sự nghiệp. Sinh viên cũng có thể thực tập tại các công ty sản xuất- tư vấn triển khai phần mềm kế toán, phần mềm ERP và các công ty kiểm toán.

+ Phạm vi tìm hiểu tại đơn vị thực tập bao gồm các vấn đề:

  • Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa
  • Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ trong điều kiện tin học hóa
  • Việc ứng dụng ERP trong doanh nghiệp
  • Phân tích các chu trình kế toán
  • Đánh giá phần mềm kế toán
  • Kiểm toán trong môi trường tin học hóa
  • Quy trình triển khai phần mềm kế toán, phần mềm ERP

Sau đây là một số đề tài gợi ý để tham khảo

+ Nhóm đề tài liên quan đến phân tích chu trình kế toán:

  • Phân tích chu trình doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại công ty ABC và các giải pháp hoàn thiện
  • Phân tích chu trình chi phí trong điều kiện tin học hóa tại công ty ABC và các giải pháp hoàn thiện
  • Phân tích chu trình sản xuất trong điều kiện tin học hóa tại công ty ABC và các giải pháp hoàn thiện

+ Nhóm đề tài về tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa

  • Đánh giá phần mềm kế toán X đang được sử dụng tại công ty ABC và các đề xuất hoàn thiện phần mềm
  • Đánh giá quy trình lựa chọn, triển khai sử dụng phần mềm kế toán X và các đề xuất tăng tính hữu hiệu, hiệu quả trong việc ứng dụng phần mềm kế toán tại công ty ABC.
  • Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty ABC trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán
  • Xây dựng các chính sách kế toán và quy trình xử lý nghiệp vụ tại công ty ABC trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán.
  • Hoàn thiện bộ máy kế toán và phân quyền truy cập hệ thống tại công ty ABC trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Đánh giá và hoàn thiện phần mềm kế toán tại bệnh viện/ trường học XYZ (hoặc đơn vị sự nghiệp có thu XYZ)

+ Nhóm đề tài về ERP

  • Tìm hiểu và đánh giá hệ thống ERP tại công ty ABC
  • Phân tích, đánh giá và hoàn thiện quy trình triển khai ERP tại công ty ABC

+ Nhóm đề tài về kiểm soát nội bộ:

  • Đánh giá hoạt động kiểm soát hệ thống kế toán trong điều kiện tin học hóa tại công ty ABC
  • Đánh giá tính kiểm soát của phần mềm kế toán X và các đề xuất tăng cường tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại công ty ABC
  • Phân tích và đánh giá các tính năng kiểm soát hệ thống của phần mềm ERP Z
  • Tìm hiểu và đánh giá quy trình kiểm toán hệ thống thông tin kế toán tại công ty ABC
  • Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp XYZ (chi cục thuế, trường học, bệnh viện, …) trong điều kiện tin học hóa.

 

6 Các Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực Kế Toán Công

Sinh viên khi thực hiện đề tài thuộc nhóm lĩnh vực Kế toán công thì có thể thực tập tại những đơn vị theo quy định của đơn vị công tại Việt Nam, có thể lấy ví dụ một số tổ chức như sau: kho bạc nhà nước, cục thuế, ủy ban nhân dân phường xã, các bệnh viện, các trường học công lập trên địa bàn, trung tâm thể dục thể thao, mặt trận tổ quốc, hội cựu chiến binh, các tổ chức chính trị xã hội, trung tâm truyền thanh truyền hình, sở tài chính hoặc phòng tài chính…

Tại những đơn vị trên, sinh viên có thể thực hiện viết khóa luận của mình theo tên của một số đề tài gợi ý thuộc nhóm Kế toán công cụ thể như sau:

  1. Tổ chức công tác kế toán ngân sách tại đơn vị ABC
  2. Kế toán khoản mục tiền tại đơn vị ABC
  3. Kế toán vật tư và hàng tồn kho tại đơn vị ABC
  4. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại đơn vị ABC
  5. Kế toán sản phẩm và hàng hóa tại đơn vị ABC
  6. Kế toán tài sản cố định tại đơn vị ABC
  7. Kế toán các khoản thanh toán trong đơn vị ABC
  8. Kế toán các khoản đầu tư tài chính tại đơn vị ABC
  9. Kế toán công nợ tại đơn vị ABC
  10. Kế toán khoản mục thuế tại đơn vị ABC
  11. Kế toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương tại đơn vị ABC
  12. Kế toán các nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị ABC
  13. Kế toán hoạt động dự án tại đơn vị ABC
  14. Kế toán hoạt động đơn đặt hàng tại đơn vị ABC
  15. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm trong kinh doanh tại đơn vị ABC
  16. Kế toán các khoản thu tại đơn vị ABC
  17. Kế toán các khoản chi tại đơn vị ABC
  18. Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại tại đơn vị ABC
  19. Kế toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại đơn vị ABC
  20. Kế toán xác định kết quả kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh tại đơn vị ABC
  21. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách tại đơn vị ABC
  22. Quy trình quản lý ngân sách nhà nước tại đơn vị ABC
  23. Quyết toán ngân sách cuối năm và hạch toán kế toán tại đơn vị ABC
  24. Kế toán nguồn kinh phí quyết toán chuyển sang năm sau tại đơn vị ABC
  25. Kế toán xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định tại đơn vị ABC
  26. Kế toán thu, chi thông qua kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại tại đơn vị ABC
  27. Kế toán các khoản mục tạm ứng trong đơn vị ABC

 

7 Lựa chọn đề tài và viết báo cáo tốt nghiệp kế toán

+ Kết thúc quá trình thực tập sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng thu thập được qua quá trình thực tập. Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn

+ Đề tài sinh viên lựa chọn để viết khóa luận tốt nghiệp có thể liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị, hoặc có thể lựa chọn đề tài có nội dung liên quan đến các vấn đề đặt ra cần giải quyết của xã hội không nhất thiết chỉ gói gọn tại đơn vị thực tập.

+ Trong khóa luận sinh viên trình bày những cơ sở lý luận liên quan, những vấn đề thực tế tại đơn vị hoặc thực tiễn trong xã hội có liên quan đến nội dung đề tài và đưa ra các nhận xét của mình. Sinh viên có thể đưa ra các đề xuất của mình dưới góc độ khả năng nhận định và suy nghĩ độc lập của sinh viên dựa trên nền tảng kiến thức đã học.

+ Khóa luận sau khi hoàn thành phải có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về quá trình làm việc và tìm hiểu của sinh viên, tính xác thực của những vấn đề đã nêu trong đề tàicũng như những đánh giá từ phía đơng vị đối với các nhận xét, đề xuất nêu ra trong đề tài. Trong những trường hợp đặc biệt khác, tùy theo nội dung của đề tài, giáo viên hướng dẫn sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của khóa luận do sinh viên thực hiện.

8 Quy trình viết báo cáo thực tập ngành kế toán

Bước 1: Lựa chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài được tiến hành sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng về các nội dung thực tế tại đơn vị và có thể được tiến hành theo một trong các cách sau:

+ Sinh viên thực tập tự chọn đề tài (Phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn)

+ Giáo viên hướng dẫn giao đề tài

+ Đơn vị thực tập giao đề tài

Lưu ý: Các sinh viên thực tập trong cùng một đơn vị không được lựa chọn đề tài giống nhau

Bước 2: Viết đề cương sơ bộ

Đề cương sơ bộ nhằm báo cáo về đề tài đã chọn, bố cục, đề cương viết khoảng 02 trang và được hoàn thành trong tuần lễ thứ 2 hoặc 3 kể từ khi đi thực tập và gởi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt (Có thể gởi trực tiếp hoặc qua địa chỉ e-mail của giảng viên)

Bước 3: Viết đề cương chi tiết

Đề cương chi tiết viết khoảng 04 trang và được hoàn thành trong tuần lễ thứ 4 hoặc 5 kể từ khi đi thực tập và gởi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt (Có thể gởi trực tiếp hoặc qua địa chỉ e-mail của giảng viên) Đề cương chi tiết được phê duyệt sẽ đóng kèm trong khóa luận tốt nghiệp

Bước 4: Viết bản thảo

Bản thảo viết xong từng phần hoặc toàn bộ nếu cần có sự góp ý và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn sẽ gởi cho giáo viên hướng dẫn đọc và góp ý (Trước 20 ngày khi kết thúc thực tập)

Bước 5: Hoàn thành khóa luận

Sau khi hoàn thành khóa luận gởi cho đơn vị thực tập nhận xét, đóng dấu và nộp cho giáo viên hướng dẫn (Hoặc bộ phận quản lý chức năng) đúng thời hạn quy định.

  1. Các quy định cụ thể về hình thức trình bày một báo cáo tốt nghiệp

10.1. Kết cấu báo cáo tốt nghiệp

Một khóa luận thực tập bao gồm các phần sau:

Trang bìa (Theo mẫu)

Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn”

Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập”

Trang “Lời cảm ơn”

Trang “Các từ viết tắt sử dụng”

Trang “Danh sách các bảng sử dụng”

Trang “Danh sách các đồ thị, sơ đồ”

Trang “Mục lục”

Trang “Lời mở đầu”

+ Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài

+ Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

+ Phương pháp (Cách thức) thực hiện đề tài

+ Phạm vi của đề tài

+ Kết cấu các chương của đề tài: Lưu ý kết cấu của đề tài có thể từ 3 đến 4 chương tùy theo nội dung của đề tài được chọn (Xem chi tiết trong mục 3)

10.2.Sắp xếp tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo thông lệ sau:

+ Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giũ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.

+ Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tực ABC họ và tên tác giả theo thông lệ:

Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ

Tác giả là người Việt Nam: Xếp tứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ

Tài liệu không có tên tác giả thì xép theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, bộ tài chính xếp vào vần B,…

+ Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (Không có dấu ngăn cách)
  • (Năm xuất bản, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (In nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Nhà xuất bản (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo)
  • Nơi sản xuất (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo)

Ví dụ:

Nguyễn Văn A (2012), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội

+ Tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách…ghi đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên các tác giả (Không có dấu ngăn cách)
  • (Năm công bố, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • “Tên bài báo” (Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Tên tạp chí (In nghiêng, dấu phẩy ngăn cách)
  • (Số) (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • Các số trang (Gạch ngang giữa 2 chữ số trang bắt đầu và kết thúc, dấu chấm kết thúc)

Ví dụ:

Nguyễn Văn A (2009), “Tầm quan trọng của kế toán,” Tạp chí phát triển khinh tế, (Số 3), trang 12-19.

7 bài mẫu Download miễn phí full chuyên đề kế toán 

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

 Bài 1:Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần An Hưng -Phú Yên

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Bài 2:Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần dược Danapha 

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Bài 3:Hoàn thiện chính sách kế toán tại công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Phú Yên 

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Bài 4:Nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển dịch vụ bưu điện Quảng Nam

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Bài 5:Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần dịch vụ nhà ga quốc tế Đà Nẵng

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Bài 6:Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng 

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Bài 7:Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam 
 
Trên đây là tổng hợp full ngành của chuyên đề báo cáo thực tập kế toán ,đồng thời là cách viết những báo cáo thực tập hay ,đúng quy trình và 7 bài download miễn phí cho bạn tải về máy để tham khảo kĩ hơn .Nếu bạn có nhu cầu thuê viết báo cáo thực tập kế toán thì hãy liên hệ tới zalo : 0973.287.149
Contact Me on Zalo