Cơ sở lý luận kế toán tiền lương – Kế toán tổng hợp tiền lương

Rate this post

Cơ sở lý luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: khái niệm, vai trò, phương pháp,…

Ngoài ra, bên mình còn hỗ trợ bạn nào không có thời gian để viết bài báo cáo thực tập của mình, các bạn có thể liên hệ mình qua sdt/ zalo: 0909  23 26 20 để mình tư vấn chọn đề tài và báo giá cụ thể hơn nha.

Cơ sở lý luận kế toán tiền lương  – Kế toán tổng hợp tiền lương

1.2.2.1. Chứng từ lao động.
Muốn tổ chức tốt kế toán tiền lương, BHXH chính xác thì phải hạch toán lao động chính xác là điều kiện để hạch toán tiền lương và bảo hiểm chính xác theo quy định hiện nay, chứng từ lao động tiền lương bao gồm:
– Bảng chấm công.
– Bảng thanh toán lương.
– Phiếu nghỉ BHXH.
– Bảng thanh toán BHXH.
– Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc đã hoàn thành.
– Phiếu báo làm thêm giờ.
1.2.2.2. Chứng từ kế toán
Dựa vào chứng từ lao động nêu trên nhân viên hạch toán phân xưởng tổng hợp là làm báo cáo gửi lên phòng lao động tiền lương và phòng kế toán để tổng hợp và phân tích tình hình chung toàn doanh nghiệp, phòng kế toán dựa vào các tài liệu trên và áp dụng các hình thức tiền lương để làm bảng thanh toán lương và tính BHXH, BHYT, KPCĐ.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán viết phiếu chi, chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừ trích nộp.
1.2.2.3. Thủ tục hạch toán
Từ bảng chấm công kế toán cộng sổ công làm việc trong tháng, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán tiến hành trích lương cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong bảng thanh toán lương phải phản ánh được nội dung các khoản thu nhập của người lao động được hưởng, các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, và sau đó mới là số tiền còn lại của người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán lương là cơ sở để kế toán làm thủ tục rút tiền thanh toán lương cho công nhân viên. Người nhận tiền lương phải ký tên vào bảng thanh toán lương.
Theo quy định hiện nay, người lao động được lĩnh lương mỗi tháng 2 lần, lần đầu tạm ứng lương kỳ I, lần II nhận phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương theo quy định.
Để phục vụ yêu cầu hạch toán thì tiền lương được chia ra làm 2 loại:
* Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực).
* Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ được hưởng lương theo quy định của chế độ (nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất …).
Việc phân chia tiền lương thành lương chính lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân viên sản xuất không gắn liền với các loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.
1.2.2.4. Tài khoản kế toán sử dụng hạch toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ
* Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 2 tài khoản chủ yếu.
– TK334- Phải trả công nhân viên: là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

Cơ sở lý luận kế toán tiền lương
Cơ sở lý luận kế toán tiền lương

– TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,…) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ…

Cơ sở lý luận kế toán tiền lương 1
Cơ sở lý luận kế toán tiền lương 1

Tài khoản 338 chi tiết làm 6 khoản:

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết

3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội

3384 Bảo hiểm y tế

3387 Doanh thu nhận trước

3388 Phải nộp khác

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138…

1.2.2.5. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

– Hàng tháng, tính ra tổng số lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên. ( Bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực…) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi.

Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.

Nợ TK 627( 6271- chi tiết phân xưởng): phải trả nhân viên quản lý phân xưởng.

Nợ TK 641 ( 6411): phải trả cho nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

Nợ TK 642 (6421): Phải trả cho bộ phận nhân công quản lý DN.

Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả.

– Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định:

Nợ các TK 622, 627 ( 6271), 641 (6411) ,642 ( 6421): phần tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ với tiền lương và các khoản phu cấp lương (19%)

Nợ TK 334: Phần trừ  vào thu nhập của công nhân viên chức (6%)

Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ): Tổng số KPCĐ, BHXH và BHYT phải trích

– Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ:

Nợ TK 622 ( chi tiết đối tượng ): Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.

Nợ TK 627 (6271- chi tiết phân xưởng): Phải trả nhân viên quản lý phân xưởng.

Nợ TK 641( 6411): Phả trả cho nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

Nợ TK 642(6421): Phả trả cho bộ phận nhân công quản lý DN.

Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phảI trả.

– Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng.

Nợ TK 431 ( 4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.

Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phả trả cho CNV.

– Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV trong kỳ.

Nợ TK 338 (3383).

Có TK 334.

– Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV( theo quy định, sau khi đóng BHXH, BHYT và thuế thu nhập cá nhân, tổng các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại ):

Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ.

Có TK 333 ( 3335) : Thuế thu nhập cỏ nhõn phải nộp.

Có TK 141 : Số tạm ứng trừ vào lương.

Có TK 138 : Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại…

– Thanh toán thù lao ( tiền công, tiền lương…) BHXH, tiền thưởng cho CNVC

Nếu thanh toán bằng tiền.

Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán.

Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt.

Có TK 112: Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.

Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá:

BT1) Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá:

Nợ TK 632.

Có TK liên quan ( 152, 153, 154, 155…)

BT2) Ghi nhận giá thanh toán:

Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán ( cả thuế GTGT).

Có TK 512: Giá thanh toán không có thuế GTGT.

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

– Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ:

Nợ TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ).

Có TK liên quan (111, 112…).

– Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp:

Nợ TK 338( 3382).

Có TK 111,112.

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh:

Nợ TK 334

Có TK 338 (3388).

Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH (kể cả số vượt chi ) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận.

Có TK 338: Số được cấp bù ( 3382, 3383).

Cơ sở lý luận kế toán tiền lương 2
Cơ sở lý luận kế toán tiền lương 2

Ngoài ra, bên mình còn hỗ trợ bạn nào không có thời gian để viết bài báo cáo thực tập của mình, các bạn có thể liên hệ mình qua sdt/ zalo: 0909  23 26 20 để mình tư vấn chọn đề tài và báo giá cụ thể hơn nha.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
3 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Xem thêm kế toán tổng hợp tiền lương tại —> kế toán tổng hợp tiền lương […]

ngô văn vũ
ngô văn vũ
5 năm trước

mình cần tham khảo bài này, có thể gởi qua địa chỉ mail. này cho mình được k ak, ngovanvu0409@gmail.com

nguyenbang
5 năm trước

mình cần bài tham khảo, bạn gửi cho mình nhé

Contact Me on Zalo