Chất lượng thông tin kế toán cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục

Rate this post

Báo cáo thực tập kế toán xin giới thiệu và chia sẻ tới các bạn sinh viên bài báo cáo là Chất lượng thông tin kế toán cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục để các bạn làm tài liệu tham khảo cho mình.

Bản chất của kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. [Điều 4, Luật kế toán].
Qua định nghĩa trên ta có thể thấy kế toán là quá trình thực hiện ba công việc cơ bản gồm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một đơn vị, một tổ chức, là cơ sở cho những người sử dụng thông tin ra quyết định.
Phân loại kế toán
– Căn cứ vào đối tượng cung cấp thông tin, kế toán được phân thành hai loại:
Kế toán tài chính: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. [Điều 4, Luật kế toán] Kế toán quản trị: là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. [Điều 4, Luật kế toán] – Căn cứ vào hình thức sở hữu, kế toán được phân thành:
Kế toán tư: Là kế toán tại các tổ chức, đơn vị được thành lập nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận như: kế toán trong các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần… [9; trang 4] Kế toán công: Là kế toán trong các tổ chức, đơn vị được thành lập bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích công, lợi ích của xã hội mà không hướng đến mục đích tìm kiếm lợi nhuận. [9; trang 4] Lĩnh vực kế toán công của Việt Nam hiện nay áp dụng nhiều chế độ kế toán khác nhau: Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã hội, kế toán ngân sách và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước, kế toán hải quan, kế toán thuế… Như vậy, kế toán hành chính sự nghiệp chỉ là một bộ phận của kế toán công. Trong phạm vi giới hạn, đề tài chỉ nghiên cứu phần chất lượng thông tin kế toán trong kế toán hành chính sự nghiệp mà thôi.
Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp
“Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó (các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước trong các ngành Giáo dục – Đào tạo, Y tế, Văn hoá, Thể thao, Sự nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp, Trạm, Trại); hoạt động bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp”[6; trang 7] Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp
Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau như:
– Căn cứ vào tính chất, các đơn vị HCSN được chia thành:
Các đơn vị hành chính thuần tuý: đó là các cơ quan công quyền trong bộ máy hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước).
Các đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học….
Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng,…..
– Căn cứ theo phân cấp quản lý ngân sách, đơn vị hành chính sự nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó. Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp:
Đơn vị dự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp trực thuộc trung ương và địa phương như các Bộ, Tổng cục, Sở, Ban,…. Đơn vị dự toán cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh phí cấp phát.
Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc.
Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán. Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí của ngân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêu kinh phí báo cáo lên đơn vị dự toán cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ.
Đơn vị dự toán có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp. Ở các đơn vị chỉ có một cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III. Ở các đơn vị được tổ chức thành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp dưới làm nhiệm của đơn vị dự toán cấp III.
Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp
“Các đơn vị sự nghiệp đều có đặc điểm chung là hoạt động bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hoặc trang trải bằng nguồn thu sự nghiệp. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán của các đơn vị trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thể hiện trên các mặt:
Trước hết, để thực hiện cho kiểm soát và thanh quyết toán với ngân sách, kế toán các đơn vị sự nghiệp phải tuân thủ chế độ kế toán do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Thứ hai, phục vụ cho tổng hợp số liệu về các khoản chi ngân sách, các khoản chi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải được hạch toán chi tiết theo từng chương, mục phù hợp với mục lục ngân sách nhà nước” [14, trang 14] Đặc điểm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
Với những đặc điểm nêu trên của đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán trong đơn vị HCSN có nhiệm vụ thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý và sử dụng nguồn kinh phí và các khoản thu trong các đơn vị HCSN, phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng và thanh quyết các khoản kinh phí được ngân sách cấp phát cũng như các khoản thu của đơn vị HCSN, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách của Nhà nước. Chế độ kế toán HCSN được Bộ tài chính thiết kế và ban hành phải dựa trên nguyên tắc thoả mãn và cập nhật các yêu cầu mới nhất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế, tuân thủ Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn cũng như cơ chế chính sách tài chính mới nhất áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
Luật ngân sách
Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ban hành ngày 16/12/2002 quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước nhằm quản lý và sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.
Nghị định 60/2003/NĐ-CP ban hành ngày 6/6/2003 và thông tư 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước.
Các quy định trong Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn tác động đến công tác kế toán thu chi ngân sách như sau:
– Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của Bộ tài chính.
– Các khoản thu chi ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời đúng chế độ.
– Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước.
– Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai.
– Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước.
– Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong dự toán năm được giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước.

– Toàn bộ các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải hạch toán vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau.
– Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với mục tiêu quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỹ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của nhà nước, Luật ngân sách đã đưa ra những quy định chặt chẽ về thu chi ngân sách, lập dự toán ngân sách các cấp, công khai số liệu dự toán quyết toán của đơn vị, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Luật kế toán
Luật kế toán của Quốc hội số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2003 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy nhà nước, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán. Nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân.
Căn cứ những quy định trong Luật kế toán, ngày 31/05/2004 Chính phủ ban hành nghị định 128/2004/NĐ-CP “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước”.
Kế toán hành chính sự nghiệp tuân thủ theo những quy định của Luật kế toán và nghị định 128 về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, đối tượng kế toán, hệ thống báo cáo kế toán,….Trên cơ sở những quy định của Luật kế toán và Nghị định 128/2004/NĐ-CP, Bộ tài chính ban hành quyết định 19/2006/QĐ-BTC năm 2006 quy định cụ thể chế độ kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ làm tài liệu tham khảo và bổ ích cho các bạn, ngoài ra chúng tôi còn nhiều mẫu báo cáo thực tập kế toán khác để các bạn tham khảo,

Ngoài ra các bạn tham khảo bài viết: Cái nhìn tổng quan và ý nghĩa thực tiễn về thông tin kế toán

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Ngoài ra các bạn tham khảo bài viết: Chất lượng thông tin kế toán cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục […]

Contact Me on Zalo